THU GOM RÁC XONG RỒI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ (Phần 1)

Việc thu gom rác rồi xử lý rác thải là một vấn đề nan giải, các siêu đô thị châu Á xử  lý rác thải như thế nào, Việt Nam cũng đang tiến hành xử lý rác thải như thế nào? Bài viết dưới đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn để có giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp của bạn. 

Có thể bạn quan tâm: BÁN XE ÉP RÁC TRẢ GÓP – XE CHUYÊN DÙNG CONECO

1. Tại sao cần có phương pháp phân loại rác

Những bãi rác bốc mùi, chất cao thành đống lâu ngày, xe ép rác được vận hành liên tục để tập kết rác, … là tình cảnh bạn đang nhìn thấy ở Việt Nam hiện nay. Khi rác không được xử lý, thì lượng rác chất cao như núi, gây ô nhiễm không khí, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng đến môi trường sống dân cư xung quanh. 

xe cuốn ép rác coneco

Cách xử lý triệt để cho tình trạng này được nhà nước đưa ra. Chúng ta cần phân loại rác từ nguồn. Hành trình của rác thải từ hộ gia đình, nhà hàng, nhà máy tới các khu xử lý chuyên nghiệp đều được bắt đầu từ ý thức phân loại rác của người dân. Tức là việc xử lý rác được thực hiện từ gốc. Mình có thể được hiểu là không lãng phí bất kì thứ gì. Điều này đang được Việt Nam áp dụng khá tốt tại các khu đô thị, thành phố lớn. 

Phân loại rác được chia thành các đồ có thể đốt cháy được ( mọi thứ từ phế liệu nhà bếp đến túi nhựa, giấy, tã, bỉm, quần áo) và những đồ không cháy được (thủy tinh, kim loại, pin, sành sứ, đồ điện tử) cũng như đồ tái chế. 

Việc này được rất nhiều các siêu đô thị trong khu vực châu Á thực hiện rất tốt. Điều này giúp giảm thiểu, hay không còn cảnh xe ép rác hoạt động hết công suất mà vẫn không kịp thu gom hay phải chở lẫn lộn nhiều loại rác độn bốc mùi hôi thối chạy trên đường. 

2. Các siêu đô thị châu Á xử lý rác thải như thế nào?

Cách người Nhật thu gom rác

Trên bất kì khu phố nào ở Nhật Bản, bạn đều bắt gặp biển báo chi tiết bên đường với những biểu tượng đầy màu sắc và lịch trình thu gom rác hàng tuần. Nững quy định này chi phối việc xử lý rác thải, ai đến đây cũng đều ngạc nhiên vì độ tỉ mỉ của quy tắc này. Các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh phân loại thùng rác của họ thành các đồ có thể đốt cháy được (mọi thứ từ phế liệu nhà bếp đến túi nhựa, giấy, tã, bỉm và quần áo) và các đồ không cháy được (thủy tinh, kim loại, pin, sành sứ và đồ điện tử ) cũng như đồ tái chế. 

Phân loại rác ở Nhật Bản

Dân cư nơi đây  cho biết rác thải nhựa phải thu gom và tự mang tới nhà để đồ tái chế rác thải trong khu. Còn đồ thủy tinh (phải phân loại theo nhóm màu: màu trong, màu nâu, màu xanh), lon bia, đồ hộp, phải rửa sạch để xe thu gom tới lấy theo lịch hàng tuần. Với những loại rác thải cháy được như phế liệu nhà bếp, thực phẩm, mỗi tuần xe thu gom tới lấy 2 lần. Nếu cần bỏ rác  ngay ra khỏi nhà mà chưa tới ngày thu gom, chị phải mang sang khu phố bên cạnh có lịch thu gom vào ngày hôm đó. 

Cách người Singapora tự nguyện thu gom rác

Được mệnh danh là đất nước sạch nhất thế giới được khách du lịch đặt cho, vì vậy bạn cũng không cần quá ngạc nhiên khi thấy ý thức của mỗi người dân tự nguyện phân loại rác từ hộ gia đình. Dân cư nơi đây cho biết,  phân loại rác hàng ngày theo cách để giấy và bìa cứng vào một túi riêng, rác tái chế, không đốt được như chai, lọ, pin để trong một túi riêng và rác đốt được như thực phẩm được đựng vào túi riêng. Việc phân loại như vậy sẽ giúp nhân viên dọn vệ sinh của khu nhà nhanh chóng thu gom trước khi đưa ra xe đến nơi xử lý rác. 

Xử lý rác như thế nào cho hợp lý

Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, ban dân cư của khu nhà tổ chức thu gom giấy các loại bìa cứng để đem tái chế,  Các hộ gia đình mang giấy xuống nơi tập kết để đổi lấy tiền mặt hoặc phiếu mua hàng. Hoạt động này do các tính nguyện viên tổ chức, giúp bạn sống tiết kiệm, tránh lãng phí đồ có thể tái sử dụng. 

Tại nơi công cộng của Singapore được lắp đặt 3 thùng bao gồm lon, giấy, chai nhựa, 4 khoang phân chia cụ thể theo từng loại gồm vỏ lon, giấy, đồ nhưạ, rác thải chung. Bởi mọi người đã phân loại rác tại các hộ gia đình nên tại nơi công cộng việc để rác đúng nơi quy định là bình thường. Điều này cũng làm nên định hướng hành vi cho khách du lịch đến đây, đều tuân thủ quy định phân loại rác, nếu không làm theo thì các nhà chức trách tại đây có quy định xử phạt nặng với ai không vứt rác đúng nơi quy định, bất kể người dân bản địa hay khách du lịch.

Trên đây là 2 siêu đô thị với cách thu gom rác và phân loại rác để có cách xử lý rác tiết kiệm, hợp lý nhất. Hãy tiếp tục theo dõi các siêu đô thị châu Á khác xử lý rác như thế nào ở THU GOM RÁC XONG RỒI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ (Phần 2) nhé. 

Các bài viết khác