THU GOM RÁC XONG RỒI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ (PHẦN 2)

Cách tái chế rác như thế nào là hợp lý, là vấn đề nan giải đang được quan tâm nhất hiện nay. Tại các siêu đô thị châu Á hiện nay đang có những cách xử lý rác thải như thế nào. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu thêm về điều đó. 

Có thể bạn quan tâm:THU GOM RÁC XONG RỒI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ (PHẦN 1)

Kết quả của đốt rác tạo thành gạch từ tro rác

1. Sự sáng tạo đem lại kinh tế từ rác của người Indonesia.

Indonesia là một trong những quốc đảo có tình trạng ô nhiễm rác nhất trên thế giới, đặc biệt là rác thải nhựa. Sau khi nhận ra được vấn đề, và có giải pháp phân loại rác từ nguồn trước khi đem xử lý thì mọi chuyện lại trở nên khác biệt lớn. 

Kể từ nam 2016, chính quyền trung tâm thành phố Jakarta đã phát động việc phân loại rác theo 3R từ hộ gia đình. Khi mới bắt đâù bạn quản lý sẽ phát cho mỗi hộ gia đình ba túi nilon (dạng túi tự phân hủy) để phân loại rác theo 3R. Bên cạnh đó họ cũng sẽ đặt những thùng rác màu phân chia rác 3R và đặt  vả bảng hướng dẫn bỏ rác đúng nới quy định. Hoạt động nhanh chóng thành thói quen hàng ngày của các gia đình. Chỉ trong vài tháng, không còn tình trạng xe chở rác  chạy trên đường với hỗn độn mùi hôi. 

Phân loại rác và xử lý rác hợp lý

Ngân hàng rác là mô hình được nhân rộng ở thử đo Jakarta và nhiều thành phố khác ở Indonesia. Cụ thể là mọi người luôn nghĩ rác là để bỏ đi, nhưng tại đây rác lại được đổi thành vàng. Vào tháng 10/2019 giá trị giao dịch của 70kg lon nhôm tương đương với 4500 lon rỗng, được đổi thành 1g vàng tại ngân hàng rác. Không chỉ có vỏ lon mà còn bìa giấy, đồ nhựa, đồ tái chế đều có thể đổi thành vàng. Nếu người dân không muốn vàng thì có thể quy đổi rác tái chế kí gửi tại Ngân hàng rác để thành tiền mặt. 

Sứ mệnh của Ngân hàng rác rất đơn giản,đó là khuyến khích người dân tái chế và giảm thiểu rác thải. Sau khi người dân ký gửi rác thaỉ tái chế ở đây, Ngân hàng rác sẽ làm sạch  và bán chúng cho chính quyền để đem đi tái chế.

2. Biến rác thành tài nguyên của người Nhật Bản và Singapore

Biến rác thành hòn đảo du lịch như Odaiba (Nhật Bản) và đảo Semakau (Singapore) tưởng chừng là điều không thể như câu chuyện rác đổi lấy vàng, nhưng hai hòn đảo này đã và đang tồn tại xanh tươi từ nhiều năm qua. Đây là kết quả của kế hoạch dài hơi, ngân sách lớn, phát triển công nghệ và thực hiện quy trình xử lý rác thải chặt chẽ ở tất cả các móc xích. 

Tại Nhật Bản, thị trưởng Tokyo chi 1000 tỉ Yên để xử lý gần 1/2 lượng rác thải sinh hoạt của 37 triệu người, thành vật liệu dùng để chôn lấp, xây dựng và lấn biển làm nên đảo Odaiba. Nói là đảo làm từ rác  nhưng không phải ép thành bánh rồi đẩy xuống biển để lấn biển. Đây là kế hoạch dài hơi và tốn kém chi phí, để có được kết cấu nền vững chắc như nền đảo tự nhiên. Trước tiên, cần nghiên cứu kĩ về địa chất đáy biển, các dòng biển, mạch nước ngầm, để tận dụng sinh hoạt, xử lý nền đáy, đổ khối bê tộng ba chạc nặng 20-40 tấn mỗi khối, rồi mới xếp những khối rác bằng vỏ lon kim loại, vỏ chai nhựa đã được rửa sạch và ép  khối nặng hàng chục tấn, đổ đá tạo độ vững chắc.  Để chống sụt lún, trôi trượt, nhiều chỗ phải khoan nhồi. Cuối cùng các lớp đất  được lấp đầy và phủ một lớp đất mịn trên bề mặt để trồng cây xanh. Khu vực rìa đảo được tạo nền, đổ cát tạo thành những bãi biển nhân tạo đẹp và an toàn. 

Thành quả của phân loại rác hợp lý

Semakau nằm bờ biển ngoài khơi phía nam của đảo quốc Singapore 8 Km, đảo Semalau sở hữu bãi rác rộng 350ha có thể chứa 63 triệu m3 chất thải, là bãi rác duy nhất của quốc đảo Singapore. Nhìn từ xa, hòn đảo rác trông như một khu bảo tồn thiên nhiên với cây xanh phủ kín. Trong từ xa  như bảo tồn thiên nhiên với cây xanh phủ kín, đây còn là điểm hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Trong thời gian cao điểm, du khách cần đăng kí trước và có khi phải chờ tới bốn tháng mới đến lượt. Mỗi ngày khoảng 2100 tấn rác thải được chuyển ra chôn lấp trên đảo rác, trong đó là 600 tấn rác không đốt cháy được và 1500 tấn tro rác. Số tro rác được chuyển ra đảo bằng sà lan kín, để tránh tro bay lên không khí. Tại đảo, tro được trộn với nước đồ vào hầm chứa lót màng không thấm nước và phủ đất lên trên. Một bức tường dài 7km được xây từ cát, đất sét và đá bao quanh hầm chứa ddwwr chống rò rỉ chất thải. 

Nhà quản lý thực hiện trồng 400000 cây ngập mặn để thay thế rừng đước tự nhiên bị ảnh hưởng bởi các công trình xây dựng và lắp đặt các lượt chắn bùn mịn gần các khu vực chôn lấp rác thải để giảm tác động của trầm tích lên san hô. Bên cạnh đó có cánh đồng điện mặt trời và tua bin gió để sản xuất ra năng lượng sạch được lắp đặt trên đảo. Để đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động của đảo rác, hàng năm các chuyên gia lấy mẫu nước biển chung quanh đảo để xét nghiệm, bảo đảm các chỉ số luôn ở mức an toàn. Tại đây còn duy trì được hơn 700 loài động thực vật, trong đó có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá heo trắng Trung Quốc, là nhà của 6 loài chim, có chim diệc Sumatra cao 1.2m.

Việc phân loại rác sẽ giúp xe ép rác hoạt động với chất lượng và công suất tốt hơn nhiều hiện tai. Vì vậy việc phân loại rác là rất cấp thiết hiện nay.

Để xem thêm về xe ép rác bạn có thể xem tại đây. 

Các bài viết khác